10 câu hỏi nên dùng trong buổi phỏng vấn việc làm
Ứng viên đã tác động đến nhân viên thế nào thông qua sự truyền đạt văn bản, trực tiếp hoặc trong nhóm… tất cả sẽ cho nhà tuyển dụng biết khả năng quản lý và phong cách quản lý của ứng viên.
Những câu hỏi phỏng vấn hay giúp bạn biết được con người thật của ứng viên đằng sau bản CV hoa mỹ, tiết lộ tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, kiến thức, kĩ năng và cả khả năng. Những câu hỏi hay còn là lúc nhà tuyển dụng có thể kiểm tra lại những thông tin ứng viên đã cung cấp trong bản CV.
Trong khi một nhà tuyển dụng am hiểu luôn soạn sẵn những câu hỏi phù hợp với từng vị trí, thì dưới đây sẽ là 10 câu hỏi phỏng vấn hay có thể áp dụng có nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
1.Từ những thông tin bạn biết được về vị trí này qua tôi và công ty, hãy cho tôi biết bạn tự nhận xét về khả năng đóng góp cho công ty thế nào?
Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng lọc ra ứng viên vào 2 nhóm: một là ứng viên từ công ty đối thủ, hai là ứng viên xin việc bình thường.
Tác giả của cuốn sách “Never apply for a job again: break the Rules, Cut the Line, Beat the Rest”, Darrel W. Gurnery, đồng thời là giản viên hướng nghiệp cho rằng “Những người thật sự yêu cơ hội tỏa sáng và nổi bật, sẽ thể hiện rõ thông qua việc họ luyện tập chăm chỉ tại nhà để sẵn sàng cho thế giới thông tin ngay tức thì.”
“Còn những người đơn thuần cố không để bị mắc sai lầm chỉ đưa ra những câu trả lời chung chung và hiển nhiên.”
2.Tại sao chúng tôi nên chọn bạn thay vì những ứng cử viên khác?
Đây là một trong số những câu hỏi hay nhất vì chúng đòi hỏi ứng viên phải đưa ra được điểm khác biệt của họ với những ứng viên khác trong thị trường lao động cạnh tranh hiện nay.
Nếu như việc đối mặt với đối những CV tương tự như nhau, câu hỏi này sẽ giúp bạn quyết định đâu là ứng cử viên tốt nhất.
Người trả lời phỏng vấn có khả năng giải thích sự khác biệt của họ trong kinh nghiệm, học vấn, kiến thức ngành, sở thích cá nhân sẽ có khả năng làm tương tự điều này để phát triển công ty của bạn.
3.Nếu bạn có thể bắt đầu lại sự nghiệp của bạn, bạn có làm một điều gì đó khác biệt không?
Trong khi không ai thích nhắc lại quá khứ lầm lỗi thì đây cũng là câu hỏi hay cần dùng đến.
Việc hỏi ứng viên giải thích về những quyết định quan trọng anh/chị ấy thực hiện, nhấn mạnh những ưu/khuyết điểm có thể tiết lộ về khả năng cá nhân để đưa ra những quyết định có cẩn thận dựa trên kinh nghiệm nghề nghiệp và bản thân.
Điều này cũng giúp nhà tuyển dụng biết được mong muốn tương lai và tham vọng của ứng viên.
4.Nếu tôi liên hệ với quản lý cũ của bạn và hỏi rằng bạn cần cải thiện vấn đề gì thì tôi sẽ nhận được câu trả lời như thế nào?
Đây là một torng những câu hỏi giúp nhà tuyển dụng có được sự chân thật của ứng viên.
Không có điều gì có thể ảnh hưởng đến câu trả lời vì ứng viên biết rằng nếu nhà tuyển dụng hỏi đem câu hỏi này cho quản lý cũ của họ thật, sự thật cũng sẽ bị phơi bày. Về bản chất, đây là dạng câu hỏi “đâu là điểm yếu nhất của bạn?” mà được nhà tuyển dụng sử dụng trong một cách không ngờ tới.
5.Hãy mô tả người sếp tuyệt vời nhất mà bạn từng làm việc cùng
Đây là câu hỏi tuyệt vời giúp bạn thăm dò về mối quan hệ của ứng viên trong quá khứ.
Bởi nó nhấn mạnh tính cách và cách làm việc của ứng viên sẽ phù hợp với trường phái nào nhất, nhà tuyển dụng cũng có thể hiểu được bên trong của ứng viên như: khả năng ứng xử, phong cách làm việc, văn hóa phù hợp.
Tiếp theo những câu hỏi về va chạm trong mối quan hệ, đó sẽ là tính cách, khả năng trong công việc hoặc có thể là tuýp lãnh đạo. Ứng viên mong muốn sếp thuộc tuýp nào: độc đoán hơn là quan tâm đến nhân viên, hoặc ứng viên cần được tạo động lực để được mục tiêu tổ chức?
6.Hãy cho tôi biết điều gì tạo động lực cho bạn
Mỗi người làm việc gì đều có động lực. Câu trả lời này sẽ cho bạn biết thêm về tính cách cũng như những yếu tố có thể tác động đến kết quả làm việc của ứng viên. Từ đó, có thể áp dụng phương pháp phù hợp để tạo nguồn cảm hứng cũng như sự gắn kết lâu bền của nhân viên với công ty. Nếu một người làm việc đơn thuần vì tiền. Lương hẫu hĩ có thể là điều họ muốn. Nhưng nếu một người làm việc vì gia đình, ngoài lương các phúc lợi cho gia đình nhân viên cũng là giải pháp hay cho các doanh nghiệp.
7.Hãy cho tôi biết điều gì có thể khiến bạn suy sụp
Nhà tuyển dụng có thể hỏi 2 câu này lần lượt để hiểu hơn về động lực làm việc của ứng viên.
Nếu những gì ứng viên thể hiện phù hợp với vị trí và văn hóa doanh nghiệp, bạn đã tìm được người phù hợp.
Khi ứng viên nói về những thất bại trong quá khứ, họ sẽ tiết lộ chi tiết về tính cách, kĩ năng học vấn và khả năng làm việc nhóm.
Ứng cử viên sẽ kể thế nào rắc rối của họ? Nói với một chút khó chịu hoặc kể về cách anh ta thành công với việc giải quyết những mâu thuẫn thường xảy ra, quản lý ngân sách hay đưa ra những công việc ưu tiên? Cách giải quyết bình tĩnh mới chính là ứng viên thông minh tích cực.
8.Hãy cho tôi biết cuộc đàm phán căng thẳng nhất bạn từng tham gia
Mọi công việc đều từng trải qua những cuộc đàm phán lớn hay nhỏ, câu hỏi này đang có ý muốn khai thác chúng. Không chỉ đơn thuần là kĩ năng thương thảo, mà còn cho thấy ứng viên sẽ xử trí thế nào với những trường hợp khó.
Những người đàm phán giỏi sẽ trả lời câu hỏi bằng cách đưa ra 2 mặt của vấn đề và giải thích chúng qua việc họ đã đối mặt với vấn đề ra sao hoặc kiên trì với giải pháp đôi bên cùng có lợi thế nào.
9.Bạn đã tác động đến nhân viên mình thế nào khi một quyết định chiến lược của công ty cần thực hiện?
Câu trả lời của ứng viên sẽ giúp công ty hiểu hơn khả năng lãnh đạo của một quản lý trong việc tham gia/ thực hiện những quyết sách của doanh nghiệp.
Ứng viên đã tác động đến nhân viên thế nào thông qua sự truyền đạt văn bản, trực tiếp hoặc trong nhóm… tất cả sẽ cho nhà tuyển dụng biết khả năng quản lý và phong cách quản lý của ứng viên.
10.Bạn sẽ như thế nào trong 10 năm nữa?
Trong câu hỏi này, điều quan trọng không phải là câu trả lời là gì mà cách trả lời của ứng viên.
Nếu trong lúc trả lời bạn thấy mắt của ứng viên sáng lên, đó là một người đầy tham vọng, người biết rõ nơi nào họ muốn đến và họ sẽ làm gì để đạt được điều mong muốn.
Leave a Reply